Hướng dẫn cách đọc thước cặp chính xác nhanh chóng
Thước cặp (hay thước kẹp) là dụng cụ đo cầm tay được sử dụng rất phổ biến trong ngành cơ khí, nó có thể được dùng để đo nhiều loại kích thước như đường kính ngoài, đường kính trong, độ sâu và chiều dài của một chi tiết gia công. Đối với các thước cặp điện tử, kết quả đo có thể được đọc một cách dễ dàng trên màn hình LCD, nhưng với các thước cặp cơ khí với cách thể hiện kết quả đo có phần phức tạp hơn thì việc biết cách đọc thước kẹp chính xác là yếu tố quan trọng để đảm bảo được độ tin cậy của kết quả đo, phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như kiểm tra được hiệu quả. Bài viết này game đánh bài online sẽ hướng dẫn bạn cách đọc thước kẹp một cách chi tiết, chính xác và hiệu quả.
Cấu tạo của thước cặp
Trước hết chúng ta cần biết về các bộ phận chính của thước kẹp, đặc biệt là ở phần thân thước có hiển thị các thang đo phục vụ cho việc đọc kết quả.
Cấu tạo cơ bản của thước kẹp bao gồm các bộ phận chính sau:
- Mỏ đo chính (A): được dùng để đo kích thước bên ngoài, đường kính ngoài của chi tiết, nên cũng thường được gọi là mỏ đo ngoài.
- Mỏ đo phụ (B): được dùng để đo kích thước bên trong, đường kính trong của chi tiết, nên cũng thường được gọi là mỏ đo trong.
- Thân thước chính (C): thang đo chính được in trên thân thước chính.
- Thước phụ (D): thang đo phụ nằm trên thân thước phụ.
- Vít hãm (E): dùng để cố định mỏ đo ở vị trí mong muốn.
- Khung trượt (F): di chuyển dọc theo thân thước chính để mở rộng và thu hẹp mỏ đo.
- Thanh đo độ sâu (G): dùng để đo kích thước độ sâu của một chi tiết.
- Con trượt (H): dùng để di chuyển khung trượt một cách dễ dàng hơn.
Cách đọc thước cặp
Nội dung về cách đọc thước cặp này sẽ lấy ví dụ về thang đo hệ mét, đối với các thước cặp có thang đo hệ inch thì cách đọc cũng vẫn tương tự, chỉ khác về đơn vị đo. Đầu tiên để đọc được chỉ số của một thước cặp cơ khí, hãy để ý tới thang đo chính và thang đo phụ trên thân thước. Khoảng cách giữa 2 vạch liền kề nhau trên thang đo chính là 1mm, khoảng cách giữa 2 vạch liền kề nhau trên thước phụ thể hiện độ chính xác của thước cặp, thường là thường là 0.1mm, 0.05mm, 0.02mm.
Ba bước để đọc chỉ số thước kẹp:
- Bước 1: Đọc phần nguyên của kết quả đo
- Xác định xem vạch 0 của thang đo phụ có trùng với vạch nào trên thang đo chính không.
- Trường hợp 1: vạch 0 trùng khớp với một vạch của thang đó chính, số trên thang đo chính tại vạch trùng hợp đó là phần nguyên của kích thước cần đo.
- Trường hợp 2: vạch 0 không trùng với bất cứ vạch nào của thang đo chính, xem vạch nào gần nhất với vạch 0 về phía bên trái thì đó chính là phần nguyên của kích thước cần đo.
- Bước 2: Đọc phần thập phân của kết quả đo
- Xác định xem trên thang đo phụ có vạch nào trùng với một vạch bất kỳ trên thang đo chính không.
- Giá trị của vạch trùng hợp trên thang đo phụ chính là phần thập phân của kích thước cần đo.
- Bước 3: Tính toán kết quả của kích thước cần đo
- Kích thước đo được = Phần nguyên + Phần thập phân
Ví dụ như trong hình trên (thước kẹp hệ mét có độ chính xác là 0.05mm):
- Vạch 0 của thang đo phụ gần nhất với vạch 16mm của thang đo chính ⇒ Phần nguyên của kết quả là 16mm.
- Tiếp đó ta thấy vạch thứ 4 trên thang đo phụ trùng với vạch thứ 22 của thang đo chính ⇒ Phần thập phân của kết quả là 0.15mm (vì độ chính xác của thước là 0.05mm nên chỉ số của vạch thứ 4 trên thang đo phụ là 0.15mm)
- Tổng lại 16 + 0.15 = 16.15mm là kết quả đo của thước kẹp trong trường hợp trên.
Đối với thước cặp đồng hồ, cách đọc tương tự, chỉ có điểm khác biệt là phần thập phân được xác định bằng cách xem kim đồng hồ chỉ vào vạch nào trên mặt đồng hồ đo. Ví dụ trong hình minh họa phía dưới (thước kẹp đồng hồ hệ mét, độ chính xác 0.01mm) chúng ta có:
- Mép khung trượt gần nhất với vạch chỉ 16mm trên thước chính ⇒ Phần nguyên của kết quả đo là 16mm.
- Trên đồng hồ, kim chỉ vào vạch 13 của thước, với độ chính xác 0.01mm ⇒ Phần thập phân của kết quả đo là 0.13mm
- Tổng 16 + 0.13 = 16.13mm là kết quả đo của thước kẹp đồng hồ trong trường hợp này.
Một số lưu ý khi sử dụng và đọc thước cặp
- Lựa chọn thước cặp phù hợp với kích thước và yêu cầu về độ chính xác kích thước.
- Lựa chọn thước cặp phù hợp với vị trí cần đo kích thước trên chi tiết.
- Đảm bảo thước cặp hoạt động bình thường trước khi đo.
- Vệ sinh sạch sẽ thước kẹp trước khi sử dụng.
- Điều chỉnh đọ rộng của mỏ đo phù hợp với kích thước cần đo.
- Đảm bảo hai mỏ đo áp sát vào bề mặt chi tiết cần đo một cách chắc chắn.
- Đọc chỉ số đo trên thước cặp một cách cẩn thận và chính xác.
- Ghi lại ngay kết quả đo sau mỗi lần đo để tránh sai sót và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Một số mẹo để đọc thước cặp được chính xác hơn
- Đảm bảo đủ ánh sáng để đọc chính xác các số đo trên thước cặp.
- Có thể sử dụng kính lúp để quan sát các vạch chia trên thước.
- Thực hành thường xuyên cách đọc thước kẹp để tăng cao độ nhanh nhạy và chính xác.
Tổng kết
Biết cách sử dụng và cách đọc thước kẹp là một kỹ năng cần thiết của bất cứ người nào làm việc trong lĩnh vực cơ khí. Đọc đúng kết quả đo của thước kẹp đảm bảo cho việc hoạt động xuyên suốt trong quá trình kiểm tra, sản xuất. Tuy nhiên để đọc kết quả một cách nhanh chóng hơn và có được những thông số kích thước chi tiết hơn, có độ chính xác cao hơn thì chúng tôi khuyên các bạn nên sử dụng thước cặp điện tử. Hy vọng với bài viết này các bạn đã biết cách đọc thước cặp cơ khí cũng như thước cặp đồng hồ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu sau:
- Hướng dẫn sử dụng thước kẹp của hãng sản xuất.
- Các video hướng dẫn cách đọc thước kẹp trên Youtube.
- Các khóa học đào tạo về sử dụng dụng cụ đo lường trong ngành cơ khí.
CÔNG TY TINH HÀ – ĐẠI LÝ ỦY QUYỀN THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG MITUTOYO TẠI VIỆT NAM
game đánh bài online chúng tôi là đại lý ủy quyền của hãng Mitutoyo tại Việt Nam nên đảm bảo các thước kẹp chúng tôi bán ra đều chính hãng và có chất lượng cao, mang đến cho các bạn sự yên tâm khi sử dụng. Nếu các bạn có nhu cầu mua thước kẹp, vui lòng bấm xem các loại thước cặp Mitutoyo tại đây.
Hotline: 0945 275 870
Email: [email protected]